Kiến thức cơ bản khi lắp đặt hệ thống chống sét trong gia đình

Hiểu được sự nguy hiểm của hiện tượng sấm sét, nhiều người đã chủ động lắp đặt thi công các hệ thống chống sét trong gia đình. Nhằm ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại của sét đánh vào. Tuy nhiên, vì chưa nắm được đầy đủ những kiến thức về hệ thống chống sét trong gia đình. Nên hiệu quả của chống sét là không cao.

Bài viết này, Thadoco sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức cần có khi lắp đặt hệ thống chống sét trong gia đình. Bạn đọc tham khảo bài viết này để có những thông tin bổ ích cho việc việc chống sét gia đình.

hệ thống chống sét trong gia đình
hệ thống chống sét trong gia đình

Đầu tiên chúng ta cần nắm được hệ thống chống sét gồm bao nhiêu thiết bị ?

Hệ thống chống sét sẽ bao gồm các thiết bị chính sau:

Để tìm hiểu rõ hơn về các thiết bị của hệ thống chống sét, các bạn có thể tham khảo bài viết: Thiết bị chống sét

Bảo vệ tuyệt đối cho các thiết bị điện của gia đình

Hệ thống chống sét bên ngoài là cần thiết nhưng chưa đủ để bảo vệ toàn bộ thiết bị điện của gia đình. Bởi vì những thiết bị này còn bị ảnh hưởng nhiều khi mà bị sét đánh trúng. Nếu không được bảo vệ thì các thiết bị điện có thể bị hư hại, chập mạch. Dưới đây là một số những khuyến cáo mà bên nên lưu ý:

Kim thu sét

kim ingesco 6.4
kim thu sét

Kim thu sét là một thanh kim loại, hay là một thanh sắt ( gọi là kim cổ điển ). Nó được lắp đặt trên mái của công trình cần bảo vệ. Và có dây dẫn xuống hệ thống tiếp đất.

Khi lựa chọn vị trí, độ cao gắn kim thu sét và chiều cao cột thì cần phải đảm bảo khoảng cách tiêu chuẩn giữa cột kim thu sét và các vật xung quanh.

Dây dẫn để thoát sét

cáp đồng trần - dây thoát sét
Dây thoát sét – dây cáp đồng

Lưu ý nên dùng dây đồng tròn bện có độ dẫn điện tốt.

  • Dây dẫn thoát sét không nên có quá nhiều điểm chắp nối. Và càng to càng tốt. Tiết diện của dây tầm 50 mm2 trở lên là tốt nhất.
  • Trong quá trình thi công thì nên chọn đường đi dây thẳng nhất.
  • Số lượng dây thoát sét sẽ tùy thuộc vào kích thước của ngôi nhà. Mỗi ngôi nhà sẽ phải có tối thiểu 2 dây, còn đối với những ngôi nhà to thì cần nhiều dây hơn.

Hệ thống tiếp đất chống sét

Trong quá trình thiết kế hệ thống tiếp đất, tùy theo từng vùng đất khác nhau mà bố trí số lượng cọc và kiểu sao cho phù hợp đảm bảo điện trở nối đất đúng yêu cầu. Thường thì bộ phận thu sét sẽ gồm 3 đến 5 kim thu sét được lắp trên nóc nhà và nối với nhau.

Theo yêu cầu thì hệ thống tiếp đất phải có tổng trở nhỏ, ổn định trong nhiều năm. Như vậy mới có thể đảm bảo việc tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn.

Vật liệu công trình

Đối với những ngôi nhà được làm bằng các vật liệu dễ cháy thì bắt buộc phải cách ly kim thu sét với vật liệu dễ cháy.

Bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện tử

Để có thể đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện tử thì giải pháp tốt nhất là lắp thêm một tầng cắt sét thứ cấp – tầng bảo vệ thứ hai. Thiết bị này giúp giảm điện áp dư từ tầng sơ cấp. Nhờ đó mà các thiết bị điện tử được đảm bảo an toàn.

Chống sét đánh ngang

Nếu như chỉ sử dụng mỗi hệ thống kim thu sét tia tiên đạo thì chỉ mới bảo vệ được sét đánh thẳng xuống công trình. Nhưng không thể bảo vệ được hệ thống chống sét đánh ngang công trình. Đặc biệt là các công trình cao trên 45m.

Do đó, tùy từng vị trí công trình cần bảo vệ, xem thử xung quanh có nhà cao tầng và hệ thống chống sét hay không. Từ đó đưa ra quyết định có hay không thêm vòng tròn chống sét bằng thanh đồng chạy xung quanh nhà để ngăn chặn sét đánh ngang, tầm 10m một vòng tròn và được liên kết với nhau thành một hệ thống thu sét.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Cổ phần Thương mại và Kỹ Thuật Thành Đông về lưu ý khi lắp đặt hệ thống chống sét gia đình. Hy vọng rằng bài viết của Thadoco sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu như bạn quý khách hàng đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống chống sét gia đình thì xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn và báo giá.